Pages

19.12.07

December 19, 2007: Sự tương quan giữa Quyền lực và Trách nhiệm

Ái chà ngồi nghĩ vu vơ 1 hồi lại nghiệm ra được cái định luật này mới ghê , lại có cả công thức nữa chứ. Hihi, nếu ai thấy cái này phù hợp có áp dụng trong mọi trường hợp, vui lòng ghi là do BinhDT sáng tác ra nhé!

Định luật Sự tương quan giữa Quyền lực và Trách nhiệm

Công thức: Quyền lực / Trách nhiệm = 1

Chú thích:

Nếu kết quả = 1: môi chuyện tốt đẹp
Nếu kết quả = 0: bất ổn, trước sau cũng xảy ra chuyện


The image “http://www.animegalleries.net/albums/userpics/63781/I_m%20scared%20to%20sleep%20alone.jpg” cannot be displayed, because it contains errors.

Vídụ: Việc bầu cử

người dân đi bầu cử là nghĩa vụ (Trách nhiệm = 1), quyền lực là được quyền chọn bầu ai (Quyền lực = 1). mọi việc khá tốt đẹp. Nhưng nếu người dân chẳng có nghĩa vụ đi bầu, bầu cũng được không bầu cũng chả sao (Trách nhiệm = 0). Được quyền tự định đoạt bầu ai và bao nhiêu phiếu cũng được (Quyền lực > 1) --> việc bầu cử chưa đạt. Trường hợp khác, người dân đi bầu cử là nghĩa vụ bắt buộc (Trách nhiệm = 1) nhưng lại không được quyền quyết định sẽ bầu ai (Quyền lực < 0) -----> cuộc bầu cử này chỉ mang tính hình thức, chả có giá trị thực tế nào cả.

Định luật này đang trong quá trình hoàn thiện và hiện đang trong giai đoạn chờ phản biện. lolz

Tài liệu tham khảo

Quyền lực và trách nhiệm

Quyền lực thì bao giờ cũng dễ chịu hơn là trách nhiệm. Bởi vậy, nó cũng được ưa thích hơn. Tuy nhiên, ở đời quyền lực và trách nhiệm lại khó tách rời nhau. Như một sự thống nhất giữa các mặt đối lập, chúng tồn tại bên nhau và... lủng củng với nhau.

Thông thường cũng giống như việc phải mua hàng bán kèm trong thời kỳ bao cấp, ít ai thật sự thoải mái với phần trách nhiệm được gắn kèm theo chức tước. Đặc biệt, khi cái thứ gắn kèm này lại được coi là to lớn hơn, thậm chí là vô hạn.

Một vị bộ trưởng đã thẳng thắn phàn nàn với Quốc hội về cái mối “tương quan mà bất tương đồng” này tại một phiên chất vấn của kỳ họp thứ 5 vừa qua. Cụ thể, ông cho rằng trong hệ thống của chúng ta trách nhiệm của bộ trưởng là vô hạn, còn quyền lực thì lại rất hữu hạn.

Trách nhiệm thì có trách nhiệm về đạo lý, trách nhiệm về pháp lý và trách nhiệm về chính trị. Và những thứ trách nhiệm này chỉ có nghĩa khi các chế tài tương ứng có thể áp đặt được. Bằng không, chúng chỉ là những lời giáo huấn không hơn và không kém: ai thích thì theo, không thích thì thôi.

Về đạo lý, trách nhiệm của các vị bộ trưởng đúng là vô hạn. Mọi sự bất ổn trong lĩnh vực được phân công đều có thể làm các vị bộ trưởng băn khoăn, trăn trở. Chế tài được áp dụng ở đây chính là sự cắn rứt của lương tâm.

Tuy nhiên, lương tâm là một cơ chế điều chỉnh hành vi rất kỳ lạ: nó chỉ làm khổ những người có tư cách, đạo đức, nhưng lại bất lực trước những kẻ vô lương. Chính vì vậy tiêu chuẩn về đức được coi là rất quan trọng trong việc bố trí và sắp xếp cán bộ. Và chúng ta thật sự phấn khởi khi các quan chức nhà nước cảm thấy trách nhiệm của mình là vô hạn ở đây.

Về pháp lý, trách nhiệm của các vị bộ trưởng không thể nào là vô hạn. Trách nhiệm pháp lý bao gồm trách nhiệm dân sự, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự. Và chúng ta có thể thấy ngay rằng không tồn tại trong bất kỳ loại hình trách nhiệm pháp lý nào chế tài cho những hành vi quan trọng nhất mà một vị bộ trưởng phải có.

Hơn thế nữa, khi một vị bộ trưởng còn chức, còn quyền thì việc áp đặt trách nhiệm pháp lý là rất khó khăn. Đơn giản là vì các hoạt động cần thiết để làm rõ hành vi phải chịu trách nhiệm như kiểm tra, thanh tra và điều tra sẽ hoàn toàn bế tắc.

Về chính trị, trách nhiệm của các vị bộ trưởng có vẻ là vô hạn. Chế tài của trách nhiệm chính trị là sự tín nhiệm của cử tri và của các đại biểu dân cử. Trong hệ thống của chúng ta, sự tín nhiệm của cử tri chỉ được áp đặt cho các vị đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân. Sự tín nhiệm này được thể hiện thông qua chế độ bầu cử.

Ngoài ra, theo qui định của pháp luật, các vị đại biểu sẽ bị bãi miễn khi không còn tín nhiệm của cử tri. Thế nhưng, chế tài này trên thực tế không dễ áp dụng trong cuộc sống. Và do vậy trách nhiệm về mặt chính trị của các bộ trưởng không thể nào là vô hạn.

Cuối cùng, tranh luận về sự vô hạn và hữu hạn của chế độ trách nhiệm nhiều khi thật vô cùng. Nếu chúng ta cứ muốn có nhiều quyền lực thì vấn đề chưa chắc đã nằm ở chế độ trách nhiệm. Bởi vì quyền lực càng nhiều thì càng khó áp đặt chế độ trách nhiệm chứ không phải là ngược lại.

TS NGUYỄN SĨ DŨNG

Theo TTO






No comments: